5 TIPS ĐỐI PHÓ VỚI MỘT VỊ SẾP ĐANG NỔI GIẬN

Ai cũng biết sếp nổi giận là điều không hay chút nào. Thế nhưng thật không may là sếp thì vẫn cứ là sếp. Sếp là người có quyền và tất nhiên không thiếu cách để làm cho bạn cảm thấy phát điên, thậm chí trong lúc tức giận có thể sa thải cả nhân viên. Do đó, việc tạo mối quan hệ tốt với sếp là điều quan trọng, ứng phó với cơn giận dữ của sếp cũng quan trọng không kém. Đặc biệt với vị trí Trợ lý, người làm việc sát sườn và hàng ngày đối mặt với sếp, bạn rất dễ phải hứng chịu những cơn giận từ sếp mà nhiều khi lỗi không phải do bạn. Là người đứng đầu với nhiều áp lực và trách nhiệm, sếp có thể dễ bị kích động và nổi cáu vì những lí do từ rất nhỏ như  không tìm thấy cái bút đến những vấn đề lớn như doanh số tháng này không đạt yêu cầu. Vì thế Trợ lý cần phải rất bình tĩnh và ứng xử khéo léo. Và đây là 5 bí kíp đơn giản để đối mặt với một ông sếp đang “nổi trận lôi đình”.

  1. Lắng nghe. Điều này quả thực khó khăn, đặc biệt là khi sếp đang hét vào mặt bạn với thái độ không thể chấp nhận được. Hầu hết các nhân viên sẽ muốn phản ứng và bảo vệ bản thân, nhưng lựa chọn khôn ngoan ở đây là hãy lắng nghe. Cứ để sếp xả bớt cơn bực tức của ông ấy.
  2. Thừa nhận. Hãy làm cho sếp thấy rằng bạn biết sếp đang nổi giận. Hãy miêu tả những biểu hiện của sếp như đôi tay nắm chặt hay mặt đỏ phừng phừng. Ví dụ: em biết là sếp đang giận, mặt sếp đang đỏ bừng lên rồi kìa. Điều này sẽ giúp nhắc nhở cho sếp biết là sếp đanh hành động thiếu chuyên nghiệp.
  3. Nhắc lại. Nhắc lại những gì sếp nói, thể hiện rằng bạn đang lắng nghe. Đương nhiên là chỉ nhắc lại những nội dung quan trọng mà ông ấy muốn bạn làm chứ không phải nhắc lại cả những từ ngữ không hay mà sếp đã nói.
  4. Xin lỗi. Nếu thật sự bạn đã làm sai chuyện gì thì hãy nhận lỗi và xin lỗi. Nếu bạn không sai, hãy xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn điều đó xảy ra. Về lâu dài, nó sẽ làm giảm bớt mức độ trút giận của sếp lên đầu bạn.
  5. Hỏi. Hãy lại gần và hỏi sếp rằng liệu bạn có thể làm gì để sửa chữa hoặc cải thiện tình hình. Nếu sếp trả lời rằng chẳng có cách nào hết thì hãy đưa ra một vài giải pháp của bạn để giải quyết vấn đề. Một vị sếp với cái đầu đang nóng thường không thể nghĩ ra một giải pháp hiệu quả nào ngay lúc đó, thế nên sẽ có lợi cho bạn nếu bạn có thể đề xuất một vài phương án để xử lý vấn đề.

Trên đây là 5 bí kíp có thể giúp bạn đối mặt với một vị sếp đang giận
dữ. Trong trường hợp mọi cố gắng của bạn không mang lại kết quả, tốt nhất bạn nên trao đổi với sếp vào một thời gian khác thích hợp hơn khi sếp đã bình tĩnh trở lại. Hãy giải thích cho sếp rằng thật khó để nói chuyện khi sếp giận dữ như vậy. Nếu sếp của bạn thường xuyên nổi giận hoặc cư xử thiếu tôn trọng với bạn, cân nhắc để nói chuyện với cấp quản lý cao hơn của sếp. Rất có thể sếp bạn cần được tư vấn thêm về cách hành xử chuyên nghiệp.

Chia sẻ bởi Catherine

Sevencoloriris biên dịch và chỉnh sửa

Xem thêm: Làm thế nào để được sếp ưu ái

*Đăng ký nhận bản tin hàng tuần tại đây để không bỏ lỡ các thông tin, bí quyết và kinh nghiệm trong nghề Trợ lý..

—————————

Các quy tắc về giao tiếp, công cụ làm việc và kỹ năng của Trợ lý sẽ được giảng dạy trong Session 2 của khóa đào tạo Trợ lý PA/EA Coaching. Đăng ký tại đây hoặc liên hệ  04 6329 0851 để được hướng dẫn tham gia khóa học.

Đặc biệt: có lớp online dành cho các bạn không ở Hà Nội

* Tham gia Cộng đồng Trợ lý/Thư ký để cùng chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề trong công việc Trợ lý.

like-us-on-facebook-button

Bình luận về bài viết này